Hậu Covid-19: Di dời chuỗi cung ứng - Cơ hội và thách thức
Hậu Covid-19: Di dời chuỗi cung ứng - Cơ hội và thách thức
Việt Nam là một trong số ít những nước hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Để tránh thuế quan mới của Mỹ đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất, các công ty đa quốc gia và nhiều công ty khác xem xét di chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Hãy xem trường hợp của Nike. Năm 2010, Việt Nam trở thành khu vực có những công ty sản xuất chính cho giày dép Nike, chiếm 37% sản lượng, trong khi Trung Quốc đứng thứ 2 với 34%. Đến năm 2018, Việt Nam đã tăng lên 47% trong khi Trung Quốc giảm xuống chỉ còn 26%.
Nhưng nhiều doanh nghiệp đã thấy việc chuyển sản xuất sang Việt Nam không đơn giản chỉ là tìm nhà cung cấp mới.
Mặc dù Trung Quốc đã luôn là cái tên quen thuộc, nhưng không có nghĩa là các doanh nghiệp không thể làm điều tương tự ở Việt Nam. Nếu đáp ứng được yếu tố then chốt thì đây sẽ là cơ hội vàng của Việt Nam.
1. Tìm được công ty sản xuất đủ khả năng sản xuất sản phẩm
Yếu tố đầu tiên doanh nghiệp nên xem xét khi chuyển đến Việt Nam là liệu có thể sản xuất sản phẩm mong muốn của mình ở đó không. Ở Trung Quốc, dễ dàng để tìm một công ty sản xuất cho bất kỳ loại sản phẩm nào. Và không chỉ một, có hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm nhà sản xuất với năng lực và kinh nghiệm như nhau.Việt Nam chưa có mức độ đa dạng trong sản xuất như Trung Quốc, nhưng ngành sản xuất Việt Nam thì hơn hẳn Bangladesh và Campuchia. Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam bao gồm máy móc, hàng may mặc và dệt may, giày dép và mũ nón, thực phẩm, đồ uống và kim loại, giấy và bao bì giấy...
Tuy nhiên, một trong nhiều yếu tố để doanh nghiệp nước ngoài cân nhắc đầu tư là của lực lượng lao động của Việt Nam với mặt hàng sản xuất cần sự tinh vi, đòi hỏi mức độ chính xác kỹ thuật cao, chẳng hạn như các bộ phận hàng không vũ trụ...
>>> Thương chiến Mỹ - Trung ảnh hưởng đến ngành bao bì giấy như thế nào?
Nhân công là một trong những yếu tố cân nhắc quan trọng khi nhà sản xuất đầu tư vào Việt Nam. Ảnh: Nhân viên Khang Thành kiểm tra kỹ thuật màu in bao bì sản phẩm
2. Chi phí chuyển chuỗi cung ứng sản xuất hiện tại
- Chi phí nhân công
Chi phí lao động của Trung Quốc đã tăng hơn 60% kể từ năm 2011, làm xói mòn tỷ suất lợi nhuận trên một số sản phẩm thâm dụng lao động. Và với mức thuế mới được áp dụng vào năm 2018, một số công ty Mỹ hiện đã thấy Trung Quốc không còn là nơi giúp họ tiết kiệm chi phí nữa.
Mức lương tối thiểu hàng tháng của Việt Nam năm 2019 thay đổi theo vùng từ $125 đến $180, với tỷ lệ cao nhất ở khu vực thành thị như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Và mức tăng trưởng lương tối thiểu Việt Nam đang có dấu hiệu ổn định. Tiền lương tối thiểu tăng trung bình 5,3% trong năm 2019, mức tăng thấp hơn so với năm 2018 (6,5%) và 2017 (7,3%). Không có gì ngạc nhiên khi chi phí lao động của Việt Nam là một trong những yếu tố hấp dẫn đối với các nhà nhập khẩu.
Chi phí lao động là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp cân nhắc khi sản xuất các sản phẩm thâm dụng lao động như giày dép và hàng may mặc. Các chi phí cần thiết khác bao gồm chuyển đổi các nhà máy công nghiệp, chuyển dây chuyền sản xuất tự động...
- Chi phí di dời và phát triển cơ sở
- Chi phí nguyên liệu và linh kiện nhập khẩu
- Ngành dệt may Việt Nam nhập khẩu 70 - 80% hàng dệt được sử dụng trong sản xuất nhập từ Trung Quốc
- Ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam nhập khẩu sản xuất đầu vào trị giá lên đến 77% của tổng giá trị sản phẩm
- Công nghiệp dược phẩm Việt Nam nhập khẩu 85 - 90% nguyên liệu
- Ngành công nghiệp nhựa nhập khẩu đầu vào chiếm 70 - 80% chi phí sản xuất
Nhưng Việt Nam có lợi thế về địa lý, gần với Trung Quốc. So với một số nước ASEAN khác ở xa hơn, nhập khẩu đầu vào từ miền nam Trung Quốc tương đối nhanh và rẻ.
- Chi phí kiểm soát chất lượng khi sản xuất tại Việt Nam so với Trung Quốc
Chi phí kiểm tra chất lượng cao hơn nếu nhà cung cấp chất lượng bên thứ ba không hoạt động rộng rãi tại Việt Nam. Nhiều công ty kiểm định địa phương ở Trung Quốc chỉ hoạt động trong nước.
Việc thiếu thanh tra viên hoặc hợp đồng thầu phụ của thanh tra viên có thể dẫn đến một số vấn đề, bao gồm:
- Chi phí đi lại cao hơn cho các thanh tra viên cần phải đi một quãng đường dài hơn đến địa điểm kiểm tra
- Thời gian, lịch trình kiểm tra dài hơn
- Những lo ngại về tính toàn vẹn do thiếu các chính sách đạo đức và hoạt động tập trung
3. Cơ sở hạ tầng và hậu cần Việt Nam
Với những con đường trải nhựa, 7 trong số 10 cảng vận chuyển bận rộn nhất thế giới và một mạng lưới đường sắt rộng lớn, Trung Quốc tự hào có một số cơ sở hạ tầng xuất nhập khẩu phát triển và hiệu quả nhất ở châu Á. Việc đi lại từ nhà xưởng này sang nhà xưởng khác rất dễ dàng.Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam có thể là một yếu tố hạn chế. Thời gian chuyển hàng dài hơn và có thể bị chậm hàng bất ngờ do cơ sở hạ tầng kém hiệu quả hơn.
Trong số 160 quốc gia được đưa vào Chỉ số Hiệu suất Hậu cần của Ngân hàng Thế giới năm 2018, Việt Nam (thứ 39) xếp sau Trung Quốc (thứ 26) về tổng thể. Nhưng Việt Nam đã vượt qua một số quốc gia trong khu vực, bao gồm Bangladesh (thứ 100), Campuchia (thứ 98), Indonesia (thứ 46) và Ấn Độ (thứ 44).
Sự khác biệt về chất lượng cơ sở hạ tầng là lý do chính cho sự khác biệt về điểm số giữa Trung Quốc và Việt Nam. Dự án đường cao tốc Bắc-Nam trị giá 5 tỷ đô la của Việt Nam dự kiến sẽ mang lại một sự thúc đẩy lớn cho ngành công nghiệp hậu cần của quốc gia này.
4. Điều kiện kinh doanh tại Việt Nam đang rộng mở
Một lĩnh vực mà Việt Nam thực sự xếp hạng tốt hơn Trung Quốc là về việc cởi mở hơn về kinh doanh. Việt Nam cũng nằm trong số 34 quốc gia cải thiện nhiều nhất từ năm 2018 đến năm 2019, đáng chú ý nhất là:
- Chi phí khởi nghiệp
- Thuế
- Thực thi hợp đồng
5. Các nhà sản xuất vốn nước ngoài
Một số lượng lớn các nhà máy tại Việt Nam thuộc sở hữu của Trung Quốc hoặc Đài Loan, có thể giúp việc chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc vào Việt Nam suôn sẻ hơn.Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam (FDI) tăng 9% trong năm 2018, tiếp tục tăng so với năm trước kể từ năm 2014. Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore là những nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, trong khi đầu tư của Trung Quốc tiếp tục tăng nhanh.
Nhiều trang tin tức đã viết về Việt Nam liệu có thể trở thành công xưởng thứ hai của thế giới (new global factory)? Một số yếu tố vẫn được đặt lên bàn cân như chuyên môn công nghiệp, chi phí lao động, chất lượng sản phẩm... Việc cải thiện những yếu tố này không phải là điều một sớm một chiều, nhưng không có nghĩa là Việt Nam không thể không làm được.
Công ty bao bì Khang Thành chuyên cung cấp giải pháp bao bì giấy xuất khẩu chất lượng cao như hộp giấy, túi giấy, bao bì cao cấp, POSM... với hệ thống đạt tiêu chuẩn quốc tế: ISO, FSC, BSCI, Walt Disney ILS...
Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp các giải pháp bao bì phù hợp.
KHANG THÀNH - HOUSE OF PACKAGING
Tel: 077 8878 222
Email: info@khangthanh.com