Virus Covid-19 có thể sống trên bề mặt hộp giấy, thùng carton?
Virus Covid-19 có thể sống trên bề mặt hộp giấy, thùng carton?
Virus Covid-19 có thể sống trên bề mặt các hộp giấy, thùng carton? Nếu virus sống được trên bề mặt bao bì, liệu các gói hàng chuyển phát có phải là nguồn bệnh? Làm thế nào để an toàn khi nhận hàng online trong mùa dịch?... Bài viết này có thể làm sáng tỏ một số vấn đề.
Virus corona có thể lây nhiễm bằng cách nào?
Virus corona có thể lây nhiễm bằng cách nào?
-
Virus corona thường lây lan qua các giọt bắn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
-
Loại virus này có thể tồn tại từ 3 giờ đến 7 ngày trên các bề mặt, tùy thuộc vào vật liệu.
Chủng coronavirus mới thường lây lan qua các giọt bắn khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Các giọt này mang các hạt virus và có thể rơi vào mũi hoặc miệng của người khác hoặc bị hít vào.
Tuy nhiên, một người có khả năng nhiễm virus nếu họ chạm vào bề mặt hoặc vật có các hạt virus trên đó và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt. Thời gian virus này có thể bám trên một bề mặt nhất định phụ thuộc vào vô số yếu tố, bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và loại bề mặt.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Microbe đã tiết lộ thời gian Covid-19 tồn tại trên các bề mặt phổ biến khác nhau. Các tác giả nhận thấy rằng virus tồn tại lâu nhất 7 ngày - trên lớp ngoài của khẩu trang y tế.
Người dân đeo khẩu trang để phòng ngừa virus Corona
Coronavirus có thể tồn tại bao lâu trên các bề mặt như bao bì?
Các nhà nghiên cứu đứng sau nghiên cứu mới đã thử nghiệm tuổi thọ của virus trong phòng 21 - 22 độ C với độ ẩm 65%. Sau 3 giờ, virus đã biến mất khỏi giấy in và khăn giấy. Phải cần 2 ngày để nó biến mất khỏi gỗ và vải. Thời gian virus tồn tại lâu nhất là 7 ngày - trên thép không gỉ và nhựa.Điều đáng chú ý nhất là virus corona vẫn còn hiện diện ở mặt ngoài của khẩu trang phẫu thuật (y tế) cho đến ngày thứ 7. Đó là thời gian virus bám dài nhất.
- Giấy và khăn giấy: 3 giờ
- Đồng: 4 giờ
- Thùng carton: 24 giờ
- Gỗ: 2 ngày
- Vải: 2 ngày
- Thép không gỉ: 2-3 ngày
- Nhựa: 3 ngày
- Thủy tinh: 4 ngày
- Tiền giấy: 4 ngày
- Mặt ngoài khẩu trang y tế: 7 ngày
Thời gian virus corona sống trên các bề mặt khác nhau (Ảnh: businessinsider)
Các nhà nghiên cứu cũng so sánh tuổi thọ của Covid-19 trên các bề mặt với coronavirus SARS. Trong một căn phòng 21 độ C với độ ẩm 40%, họ phát hiện ra rằng cả hai coronavirus sống lâu nhất trên thép không gỉ và polypropylen, một loại nhựa được sử dụng trong mọi thứ, từ hộp đựng thực phẩm đến đồ chơi. Cả hai loại virus này tồn tại đến 3 ngày trên nhựa, riêng virus corona tồn tại đến ba ngày trên thép.
Tuy nhiên, trên bao bì và thùng carton, Covid-19 mới tồn tại lâu hơn ba lần (24 giờ) so với SARS (8 giờ).
Xét về cấu trúc, virus corona có một lớp mỡ bảo vệ các hạt virus khi chúng di chuyển từ người này sang người khác trong không khí. Vỏ bọc đó có thể khô đi và làm cho virus chết. Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng đến quá trình đó.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy khi nhiệt độ tăng từ 20 đến 30 độ C đã làm giảm thời gian SARS bám trên bề mặt thép ít nhất một nửa.
Nghiên cứu mới của Lancet đã tìm thấy mối liên hệ tương tự giữa tuổi thọ của virus và nhiệt độ xung quanh. Ở nhiệt độ 4 độ C, virus kéo dài tới hai tuần trong ống nghiệm. Khi nhiệt độ được tăng lên tới 37 độ C, tuổi thọ của nó giảm xuống còn 1 ngày.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc tăng độ ẩm tương đối làm giảm mức độ dễ dàng lây lan của virus giữa người với người.
Nghiên cứu trước đó, được công bố vào ngày 17/3 trên Tạp chí Y học New England, cho thấy virus có thể sống tới 4 giờ trên bề mặt đồng, 1 ngày trên bao bì, thùng carton. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng virus bám tới 3 ngày trên nhựa và thép không gỉ.
Tuy nhiên, trên bao bì và thùng carton, Covid-19 mới tồn tại lâu hơn ba lần (24 giờ) so với SARS (8 giờ).
Xét về cấu trúc, virus corona có một lớp mỡ bảo vệ các hạt virus khi chúng di chuyển từ người này sang người khác trong không khí. Vỏ bọc đó có thể khô đi và làm cho virus chết. Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng đến quá trình đó.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy khi nhiệt độ tăng từ 20 đến 30 độ C đã làm giảm thời gian SARS bám trên bề mặt thép ít nhất một nửa.
Nghiên cứu mới của Lancet đã tìm thấy mối liên hệ tương tự giữa tuổi thọ của virus và nhiệt độ xung quanh. Ở nhiệt độ 4 độ C, virus kéo dài tới hai tuần trong ống nghiệm. Khi nhiệt độ được tăng lên tới 37 độ C, tuổi thọ của nó giảm xuống còn 1 ngày.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc tăng độ ẩm tương đối làm giảm mức độ dễ dàng lây lan của virus giữa người với người.
Nghiên cứu trước đó, được công bố vào ngày 17/3 trên Tạp chí Y học New England, cho thấy virus có thể sống tới 4 giờ trên bề mặt đồng, 1 ngày trên bao bì, thùng carton. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng virus bám tới 3 ngày trên nhựa và thép không gỉ.
Coronavirus khó lây qua bề mặt bao bì
Mặc dù coronavirus có thể tồn tại trong 24 giờ trên bao bì, thùng carton, nhưng rất khó để một người bị lây nhiễm virus này khi nhận hàng. Bởi vì điều kiện vận chuyển làm cho virus khó tồn tại."Virus có khả năng chỉ sống vài giờ đến vài ngày trong các điều kiện mà chúng tôi tiếp xúc với các gói hàng và bao bì, bao gồm cả sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm", Rachel Graham, một nhà dịch tễ học tại Đại học Bắc Carolina cho biết.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cho biết "khả năng rủi ro lây lan rất thấp từ các sản phẩm hoặc bao bì được vận chuyển trong một vài ngày hoặc vài tuần ở nhiệt độ môi trường."
Virus corona có thể tồn tại 24h trên hộp giấy, thùng carton trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Nhưng rất khó để một người bị lây nhiễm virus này khi nhận hàng. Bởi vì điều kiện vận chuyển làm cho virus khó tồn tại.
Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng về các gói hàng hoặc thùng carton đựng hàng của mình, bạn nên sử dụng các chất khử trùng bề mặt như Lysol hoặc thuốc tẩy. Chúng có thể tiêu diệt các hạt virus trong vòng 15 giây, nhưng nếu bạn muốn cẩn thận hơn, bạn có thể đợi năm đến sáu phút trước khi chạm vào các thùng carton đó.
Tuy nhiên, đề phòng quá mức cũng không cần thiết.
"Nếu thật sự các gói hàng và thùng carton có thể gây nhiễm virus thì đã có rất nhiều người bị nhiễm và đại dịch đã bắt đầu từ rất lâu rồi,” Elizabeth McGraw, giám đốc Trung tâm Động lực học truyền nhiễm tại Đại học bang Pennsylvania.
Nguồn: businessinsider.com