7 Bí quyết bỏ túi giúp bạn in bao bì chất lượng
7 Bí quyết bỏ túi giúp bạn in bao bì chất lượng
2. Độ phân giải của ảnh
3. Liên kết hình ảnh trong file thiết kế bao bì
4. Font chữ
5. Lỗi chính tả
6. In bao bì ra nhiều màu khác nhau
7. Nên xuất loại file gì?
1. Hệ màu trong in bao bì
Sự khác nhau giữa hai hệ màu RGB và CMYK. Khi in offset, các công ty bao bì sử dụng hệ màu CMYK
Phần lớn các ứng dụng đồ họa như CorelDraw, Adobe PhotoShop, Adobe Illustrator... đều dùng hệ màu CMYK trong thiết kế in ấn. Do đó hãy sử dụng hệ CMYK ngay từ đầu trong thiết kế để tránh vào phút cuối mà quên chuyển từ màu RGB sang CMYK. Trong một vài trường hợp, màu sẽ bị tái khi chuyển từ RGB sang CMYK. Lúc đó phải xử lý lại, khổ lắm.
>>> 5 phút phân biệt hệ màu CMYK, RGB và Pantone trong thiết kế bao bì
2. Độ phân giải của ảnh khi in bao bì
Mỗi hình ảnh giống như một bức tường được tạo nên từ rất nhiều viên gạch.
Số lượng gạch càng nhiều, kích thước càng nhỏ thì "độ mịn nhẵn" của bức tường càng cao.
Số điểm ảnh trên 1 inch càng nhiều thì ảnh càng mịn, ngược lại, càng ít thì càng bị “rỗ”!
Vì vậy, các bạn phải luôn cẩn thận kiểm tra, nhắc nhở các anh Designer về việc này, đừng du di việc bể hình là chuyện nhỏ. Thà lấy hình không đẹp bằng nhưng độ phân giải cao chứ đừng chọn hình đẹp nhưng in ra thì bị bể, rất không chuyên nghiệp.
>>> Tuyệt chiêu phối màu trong thiết kế bao bì ấn tượng
Hình sử dụng trong thiết kế in ấn chuẩn phải là 300 dpi trở lên
3. Liên kết hình ảnh trong file thiết kế bao bì
Ưu điểm: khi bạn sửa hình ảnh gốc (đã link) thì hình ảnh trong mẫu thiết kế cũng thay đổi theo (không cần mở và chỉnh sửa lại một lần nữa). Cũng chính vì lý do này mà khi ảnh gốc hoặc mẫu thiết kế chuyển sang folder khác thì xem như đường dẫn bị lỗi.
Các “ma cà tưng” nhớ nhắc nhở cộng sự của mình ngắt link hình ảnh hoặc chèn hình hẳn vào mẫu luôn (trong Illustrator gọi là place). Hoặc muốn biết mẫu thiết kế có còn “link” không, sao khi chép file, chuyển 1 máy khác mở đúng file đó. Nếu bật lên là một lỗ trống trắng tinh, có 2 đường chéo ngay vị trí hình thì biết đó là… xuất file lại đi nhé!
4. Font chữ in ấn trên bao bì
Font chữ quyết định nhiều đến toàn bộ hiệu ứng hình ảnh, đặc biệt ai yêu thích xu hướng typhography
5. Đừng bao giờ ngừng kiểm tra chính tả in trên bao bì
6. In bao bì ra nhiều màu khác nhau
-
Màu của mẫu thiết kế hiển thị trên màn hình mỗi máy khác nhau.
-
Màu sắc trên máy in proof (in mẫu test trước khi in hàng loạt) cũng khác nhau so với sản phẩm thật.
-
Ngay cả màu sắc khi in trên cùng 1 máy cũng khác nhau khi in trước, in sau (ví dụ tờ in thứ 150 có thể khác so với tờ thứ 3000)
>>> Khám phá 5 ý nghĩa bất ngờ của màu sắc trong thiết kế bao bì
7. Nên xuất loại file gì để in ấn bao bì tốt nhất?
-
Xuất chỉ 1 file hình ảnh có đuôi “.JPG” (Có thể sử dụng trong việc in văn phòng, in hiflex kỹ thuật số, in PP…)
-
Xuất file gốc đã convert font + file hình ảnh có đuôi “.JPG” (Đây là cách thường thấy trong in ấn. File gốc để in, file hình ảnh JPG để xem và đối chiếu)
-
Xuất file gốc đã convert font + file có đuôi “.pdf” (file nào cũng có thể in, tùy theo mức độ và chất lượng)
-
Trọn bộ: File gốc chưa convert font + Bộ font chữ sử dụng trong mẫu thiết kế + File có đuôi “.pdf” + file có đuôi “.JPG” + Hình ảnh link trong mẫu thiết kế (Có thể đóng gói theo cách lưu tất cả file riêng lẻ vào một folder hoặc nếu đang thiết kế trong chương trình Indesign thì nó sẽ tự động xuất ra trọn bộ vào 1 folder)
Mỗi định dạng hình ảnh đều có những lợi thế riêng, hiểu rõ chúng có thể giúp Marketer đồng cảm sâu sắc với Desginer hơn
Nguồn: toiyeumarketing
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành in ấn và sản xuất bao bì giấy, Khang Thành tự hào cung cấp những giải pháp bao bì chất lượng cao, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ và tư vấn giải pháp bao bì phù hợp với yêu cầu của bạn, vui lòng liên hệ tại:
KHANG THÀNH - HOUSE OF PACKAGING
Email: info@khangthanh.com