Cách phối màu sắc trong thiết kế bao bì ấn tượng (P1)
Cách phối màu sắc trong thiết kế bao bì ấn tượng (P1)
Trong một bài báo về sự đánh giá của chuyên gia, Satyendra Singh đã khẳng định rằng: “Chỉ mất 90s cho một khách hàng để đưa ra ý kiến về một sản phẩm và 62 – 90% các tương tác đó được quyết định bởi màu sắc của sản phẩm”. Vì vậy, hình ảnh và màu sắc trong thiết kế bao bì sản phẩm ảnh hưởng rất lớn đến sự tiếp nhận và quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Ngoài các hình ảnh sáng tạo, thu hút thì cách phối màu trong thiết kế ấn phẩm bao bì, nhất là bao bì giấy cũng vô cùng quan trọng. Vậy cách mà các nhà thiết kế đang ứng dụng để thiết kế các ấn phẩm bao bì giấy bắt mắt mà chúng ta thường thấy là gì? Cùng Khang Thành tìm hiểu trong bài viết này.
Khi sử dụng cách phối màu đơn sắc, nhà thiết kế thường chỉ sử dụng một màu duy nhất. Tuy nhiên, cũng có đôi lúc cùng một màu sắc nhưng trên thiết kế bao bì ấn phẩm sẽ được sử dụng linh hoạt bằng nhiều sắc độ khác nhau của cùng một màu để tạo nên sức cộng hưởng.
Cách phối màu đơn sắc thường được sử dụng khá nhiều trong những thiết kế bao bì giấy, hộp giấy mang phong cách tối giản (Minimalism). Sự đơn giản của các bao bì, hộp giấy đi màu theo phương thức phối màu đơn sắc giúp mắt của người tiêu dùng không bị xao lãng quá nhiều, và hoàn toàn tập trung vào các yếu tố quan trọng của bao bì.
Ngoài ra, cách phối màu này cũng dễ dàng làm cho các thông điệp, nội dung đơn giản trở nên sắc nét và thu hút hơn.
>>> 5 nguyên tắc thiết kế bao bì khiến khách hàng không thể rời mắt
Bao bì của thương hiệu Tiffany gây ấn tượng bởi sự đơn giản và sang trọng
Phương thức phối màu tương đồng trong thiết kế bao bì, ấn phẩm thường là sự kết hợp ba màu chủ đạo giao tiếp rất tốt với những màu kế bên nó trên bảng màu, qua đó tạo nên những cách phối màu nhã nhặn và thu hút.
Trong phương thức phối màu tương đồng, các nhà thiết kế sẽ bắt đầu từ việc chọn ra cho mẫu thiết kế một màu chủ đạo. Màu chủ đạo sẽ được sử dụng nhiều nhất trong thiết kế bao bì, hộp giấy và các màu phát triển dựa trên nền tảng là nguyên lý kết hợp, tương tác tốt với màu chính được lựa chọn.
Kế tiếp, nhà thiết kế sẽ chọn màu thứ 2 với nhiệm vụ phân biệt các phần nội dung quan trọng của thiết kế bao bì giấy, hộp giấy hay bộ typeface. Màu thứ 3 trong cách phối màu tương đồng thường dùng cho những chi tiết không quá quan trọng (thường là các chi tiết trang trí) trên các bao bì, hộp giấy.
Phối màu tương đồng có màu sắc đa dạng hơn so với phối màu đơn sắc. Vì thế, khi sử dụng phương thức này, nhà thiết kế có thể giúp người tiêu dùng nhận biết những phần mục khác nhau trên thiết kế bao bì, hộp giấy một cách dễ dàng hơn. Tuy trong phương thức phối màu tương đồng có sự pha trộn của nhiều màu sắc, nhưng do các màu này thường đứng gần nhau trên bảng màu nên việc phối màu theo phương thức này không quá cầu kì và nhức mắt.
Ngược lại, cách phối màu tương đồng mang lại cảm giác rất êm dịu và vừa mắt đối với mẫu thiết kế.
Nếu như trong phương thức phối màu tương đồng sử dụng những màu gần nhau và tương tác tốt với nhau trên bảng màu thì phương thức phối màu bổ túc trực tiếp sử dụng những cặp màu đối xứng nhau trên vòng tròn màu để tạo nên các gam màu năng động và tràn đầy năng lượng cho thiết kế bao bì, hộp giấy.
Sử dụng các cặp màu đối lập, tương phản phù hợp với các thiết kế bao bì có phong cách mạnh mẽ, cá tính
Cũng như cách phối màu tương đồng, khi chọn màu cho phương thức phối màu bổ túc trực tiếp, các nhà thiết kế thường chọn cho mình một màu chủ đạo và kế tiếp sẽ dùng màu đối xứng với màu chính để làm màu phụ.
Tuy nhiên, khi sử dụng cách phối màu này, nhà thiết kế bao bì, hộp giấy đa phần sử dụng những màu có sắc độ nhạt (de-saturated colors), vì những màu này sẽ làm giảm đi tính tương phản giữa các cặp màu đối xứng, trách làm nhức mắt và phản tác dụng đối với việc truyền tải thông điệp với khách hàng.
Có thể nhận thấy, với cặp màu đối xứng được sử dụng trong thiết kế bao bì, hộp giấy, nhà thiết kế dễ dàng tạo điểm nhấn cho các chi tiết quan trọng trong thiết kế. Chính vì sự đối lập giữa các màu này mà phương thức phối màu bổ túc trực tiếp này hoàn toàn không phù hợp với các loại bao bì, hộp giấy của các sản phẩm mang phong cách của sự thư giãn và nhẹ nhàng.
Ngoài phương thức phối màu đơn sắc, phối màu tương đồng và phối màu bổ túc trực tiếp, các nhà thiết kế còn thường sử dụng các phương thức phối màu khác như: phối màu bổ túc bộ ba, phối màu bổ túc xen kẽ, phối màu bổ túc bộ bốn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của bài viết này chưa thể khai thác hết khía cạnh của các phương thức nêu trên.
Mời các bạn đón đọc thêm trong series “Cách phối màu trong thiết kế bao bì sản phẩm Phần 2” để hiểu rõ hơn cách phối màu bổ túc bộ ba, phối màu bổ túc xen kẽ, phối màu bổ túc bộ bốn trong thiết kế bao bì giấy, hộp giấy.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá cạnh tranh các sản phẩm bao bì giấy:
KHANG THÀNH - HOUSE OF PACKAGING
Tel: 077 8878 222
Email: info@khangthanh.com
Ngoài các hình ảnh sáng tạo, thu hút thì cách phối màu trong thiết kế ấn phẩm bao bì, nhất là bao bì giấy cũng vô cùng quan trọng. Vậy cách mà các nhà thiết kế đang ứng dụng để thiết kế các ấn phẩm bao bì giấy bắt mắt mà chúng ta thường thấy là gì? Cùng Khang Thành tìm hiểu trong bài viết này.
1. Dùng màu đơn sắc trong thiết kế bao bì giấy, hộp giấy
Phương thức phối màu đơn sắc là một cách phối màu phổ biến và đơn giản nhất. Cách phối màu đơn sắc không quá cầu kì và phức tạp, do đó cách phối này mang lại cảm giác rất dễ chịu với người quan sát về mặt cảm xúc. Tuy nhiên, cũng chính vì sự đơn giản mà đôi lúc cách phối màu đơn sắc mang đến cảm giác đơn điệu trong thiết kế bao bì giấy. Khi sử dụng cách phối màu này, nhà thiết kế sẽ gặp khó khăn trong vấn đề tạo điểm nhấn trong thiết kế.Khi sử dụng cách phối màu đơn sắc, nhà thiết kế thường chỉ sử dụng một màu duy nhất. Tuy nhiên, cũng có đôi lúc cùng một màu sắc nhưng trên thiết kế bao bì ấn phẩm sẽ được sử dụng linh hoạt bằng nhiều sắc độ khác nhau của cùng một màu để tạo nên sức cộng hưởng.
Cách phối màu đơn sắc thường được sử dụng khá nhiều trong những thiết kế bao bì giấy, hộp giấy mang phong cách tối giản (Minimalism). Sự đơn giản của các bao bì, hộp giấy đi màu theo phương thức phối màu đơn sắc giúp mắt của người tiêu dùng không bị xao lãng quá nhiều, và hoàn toàn tập trung vào các yếu tố quan trọng của bao bì.
Ngoài ra, cách phối màu này cũng dễ dàng làm cho các thông điệp, nội dung đơn giản trở nên sắc nét và thu hút hơn.
>>> 5 nguyên tắc thiết kế bao bì khiến khách hàng không thể rời mắt
Bao bì của thương hiệu Tiffany gây ấn tượng bởi sự đơn giản và sang trọng
2. Cách phối màu tương đồng trong thiết kế bao bì giấy, hộp giấy
Phương thức phối màu tương đồng trong thiết kế bao bì, ấn phẩm thường là sự kết hợp ba màu chủ đạo giao tiếp rất tốt với những màu kế bên nó trên bảng màu, qua đó tạo nên những cách phối màu nhã nhặn và thu hút.Trong phương thức phối màu tương đồng, các nhà thiết kế sẽ bắt đầu từ việc chọn ra cho mẫu thiết kế một màu chủ đạo. Màu chủ đạo sẽ được sử dụng nhiều nhất trong thiết kế bao bì, hộp giấy và các màu phát triển dựa trên nền tảng là nguyên lý kết hợp, tương tác tốt với màu chính được lựa chọn.
Kế tiếp, nhà thiết kế sẽ chọn màu thứ 2 với nhiệm vụ phân biệt các phần nội dung quan trọng của thiết kế bao bì giấy, hộp giấy hay bộ typeface. Màu thứ 3 trong cách phối màu tương đồng thường dùng cho những chi tiết không quá quan trọng (thường là các chi tiết trang trí) trên các bao bì, hộp giấy.
Phối màu tương đồng có màu sắc đa dạng hơn so với phối màu đơn sắc. Vì thế, khi sử dụng phương thức này, nhà thiết kế có thể giúp người tiêu dùng nhận biết những phần mục khác nhau trên thiết kế bao bì, hộp giấy một cách dễ dàng hơn. Tuy trong phương thức phối màu tương đồng có sự pha trộn của nhiều màu sắc, nhưng do các màu này thường đứng gần nhau trên bảng màu nên việc phối màu theo phương thức này không quá cầu kì và nhức mắt.
Ngược lại, cách phối màu tương đồng mang lại cảm giác rất êm dịu và vừa mắt đối với mẫu thiết kế.
3. Cách phối màu bổ túc trực tiếp trong thiết kế bao bì giấy, hộp giấy
Nếu như trong phương thức phối màu tương đồng sử dụng những màu gần nhau và tương tác tốt với nhau trên bảng màu thì phương thức phối màu bổ túc trực tiếp sử dụng những cặp màu đối xứng nhau trên vòng tròn màu để tạo nên các gam màu năng động và tràn đầy năng lượng cho thiết kế bao bì, hộp giấy.
Sử dụng các cặp màu đối lập, tương phản phù hợp với các thiết kế bao bì có phong cách mạnh mẽ, cá tính
Tuy nhiên, khi sử dụng cách phối màu này, nhà thiết kế bao bì, hộp giấy đa phần sử dụng những màu có sắc độ nhạt (de-saturated colors), vì những màu này sẽ làm giảm đi tính tương phản giữa các cặp màu đối xứng, trách làm nhức mắt và phản tác dụng đối với việc truyền tải thông điệp với khách hàng.
Có thể nhận thấy, với cặp màu đối xứng được sử dụng trong thiết kế bao bì, hộp giấy, nhà thiết kế dễ dàng tạo điểm nhấn cho các chi tiết quan trọng trong thiết kế. Chính vì sự đối lập giữa các màu này mà phương thức phối màu bổ túc trực tiếp này hoàn toàn không phù hợp với các loại bao bì, hộp giấy của các sản phẩm mang phong cách của sự thư giãn và nhẹ nhàng.
Ngoài phương thức phối màu đơn sắc, phối màu tương đồng và phối màu bổ túc trực tiếp, các nhà thiết kế còn thường sử dụng các phương thức phối màu khác như: phối màu bổ túc bộ ba, phối màu bổ túc xen kẽ, phối màu bổ túc bộ bốn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của bài viết này chưa thể khai thác hết khía cạnh của các phương thức nêu trên.
Mời các bạn đón đọc thêm trong series “Cách phối màu trong thiết kế bao bì sản phẩm Phần 2” để hiểu rõ hơn cách phối màu bổ túc bộ ba, phối màu bổ túc xen kẽ, phối màu bổ túc bộ bốn trong thiết kế bao bì giấy, hộp giấy.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá cạnh tranh các sản phẩm bao bì giấy:
KHANG THÀNH - HOUSE OF PACKAGING
Tel: 077 8878 222
Email: info@khangthanh.com