Câu chuyện hộp ly: Quẳng gánh lo đi mà vui sống
Câu chuyện hộp ly: Quẳng gánh lo đi mà vui sống
Hai người cùng nhìn ra cửa sổ
Một người thấy vũng bùn, người thấy bầu trời đầy sao.
Từ câu nói đùa tuyệt vời nhất của tổng thống Hoa Kỳ
Tác giả Paul Hellman đã kể về lời nói đùa thú vị nhất của tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ.
Câu nói đùa tuyệt vời nhất của tổng thống Ronald Reagan không phải là nội dung của nó, mà là thời điểm Reagan sử dụng nó. Tổng thống Reagan bị bắn vào ngày làm Tổng thống thứ 69 của ông, viên đạn chỉ sượt tim ông một chút, và ông đang kể cho vợ mình về nỗ lực ám sát ấy.
“Em yêu, anh quên né” - Bắt chước câu nói đầu tiên mà võ sĩ quyền Anh Jack Dempsey đã thốt ra sau khi để thua một trận đánh.
Reagan đã từ chối hành xử hoặc tỏ ra hoảng hốt – sự hài hước của ông đã nói lên điều đấy. “Tôi hi vọng tất cả mọi người đều theo đảng Cộng Hòa”, ông nói đùa với các bác sĩ phẫu thuật. Tôi công nhận, ông ấy không hài một cách xuất sắc. Nhưng các bác sĩ phẫu thuật chắc chắn đã cảm thấy ấn tượng với tác phong của ông.
Và toàn thể đất nước cũng thế. Tỷ lệ ủng hộ Reagan tăng vọt lên 73%. Dưới ngòi bút phác thảo của tác giả Paul Hellman, ta không khỏi bật cười trước tư duy tích cực và lạc quan của chân dung vị Tổng thống này.
“Nếu tôi suýt bị ai đó bắn, tôi không chắc mình có thể phản ứng bằng cách đùa cợt như vậy. Thỉnh thoảng tôi sẽ mở miệng than phiền nếu bị nghẹt mũi hoặc hơi đau lưng, do đó tôi không thể tưởng tượng được việc vui mừng thái quá khi đang có một viên đạn găm gần tim mình. Chưa kể tôi còn bị chấn thương tâm lý nữa. Có người đã bắn tôi, bằng một khẩu súng. Chí ít tôi cũng cảm thấy bị tổn thương”. Paul viết tiếp.
Câu nói đùa tuyệt vời nhất của tổng thống Ronald Reagan không phải là nội dung của nó, mà là thời điểm Reagan sử dụng nó. Tổng thống Reagan bị bắn vào ngày làm Tổng thống thứ 69 của ông, viên đạn chỉ sượt tim ông một chút, và ông đang kể cho vợ mình về nỗ lực ám sát ấy.
“Em yêu, anh quên né” - Bắt chước câu nói đầu tiên mà võ sĩ quyền Anh Jack Dempsey đã thốt ra sau khi để thua một trận đánh.
Reagan đã từ chối hành xử hoặc tỏ ra hoảng hốt – sự hài hước của ông đã nói lên điều đấy. “Tôi hi vọng tất cả mọi người đều theo đảng Cộng Hòa”, ông nói đùa với các bác sĩ phẫu thuật. Tôi công nhận, ông ấy không hài một cách xuất sắc. Nhưng các bác sĩ phẫu thuật chắc chắn đã cảm thấy ấn tượng với tác phong của ông.
Và toàn thể đất nước cũng thế. Tỷ lệ ủng hộ Reagan tăng vọt lên 73%. Dưới ngòi bút phác thảo của tác giả Paul Hellman, ta không khỏi bật cười trước tư duy tích cực và lạc quan của chân dung vị Tổng thống này.
“Nếu tôi suýt bị ai đó bắn, tôi không chắc mình có thể phản ứng bằng cách đùa cợt như vậy. Thỉnh thoảng tôi sẽ mở miệng than phiền nếu bị nghẹt mũi hoặc hơi đau lưng, do đó tôi không thể tưởng tượng được việc vui mừng thái quá khi đang có một viên đạn găm gần tim mình. Chưa kể tôi còn bị chấn thương tâm lý nữa. Có người đã bắn tôi, bằng một khẩu súng. Chí ít tôi cũng cảm thấy bị tổn thương”. Paul viết tiếp.
Thay đổi góc nhìn một chút, bạn có thể thấy ly nước không chỉ đầy hoặc vơi, mà còn....
Đến cách chọn lăng kính cuộc sống
Trong một buổi học về cải tiến và quản lý sản xuất, mà tôi có cơ hội tham dự, chuyên gia đã chia ra 3 nhóm người trong một tập thể. Theo đó, dù bất cứ tổ chức nào luôn có 20% suy nghĩ tích cực, 20% suy nghĩ tiêu cực và có đến 60% nằm giữa hai thái cực đó.
Phần lớn chúng ta thuộc 60% ở giữa, giống như Paul. Khó cảm thấy vui vẻ trước các tình huống không bình thường trong cuộc sống.
Trong khi đó, nhóm 20% đầu tiên là những người giống Tổng thống Reagan, vẫn có thể giữ được sự lạc quan khi quên né một viên đạn. Đó là những người tích cực.
Những người có tư duy tích cực, giống như thỏi nam châm, thu hút những điều tốt đẹp với những biểu hiện sau:
- Khi nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề luôn luôn thấy cái hay, cái đẹp, cái tốt;
- Có thể nhìn thấy điều tốt trong những sự việc không may;
- Và luôn hành động để làm mọi sự trở nên tốt đẹp và tử tế hơn.
Ví dụ như có anh chồng tuy trầm tính, ít nói nhưng rất tốt bụng và hay giúp đỡ mọi người. Trầm tính là thế nhưng làm việc gì cũng cẩn thận và chu đáo từng chi tiết. Nhờ thế, tuy không hoạt ngôn, khéo ăn khéo nói nhưng anh ấy được mọi người rất tin tưởng và yêu mến.
Hoặc như ta vừa mua chiếc xe mới, không may bị va quẹt khiến chiếc xe bị sứt mẻ một phần. Người bi quan sẽ khóc lóc vì những vết trầy xước không đáng có. Người lạc quan sẽ xem như “của đi thay người”, bản thân an toàn là điều tuyệt vời nhất, những thứ vật chất khác có thể tìm kiếm sau.
Tích cực và tiêu cực - Lạc quan hay bi quan? Thực ra đó chỉ là cách phân chia cho thuận tiện dễ nhớ. Bản thân mỗi người đều tồn tại cả hai thái độ đó, và tần suất dao động giữa hai thái cực trên không phải là hiếm. Quan trọng là khuynh hướng nào mạnh hơn mà thôi.
Khuynh hướng nào chiếm ưu thế hơn không phải ngẫu nhiên hay do bản tính trời sinh. Chúng ta từ thuở lọt lòng vốn giống nhau, nhưng do cách rèn luyện và môi trường sống mà có thiên hướng phát triển thái độ sống khác nhau.
Phần lớn chúng ta thuộc 60% ở giữa, giống như Paul. Khó cảm thấy vui vẻ trước các tình huống không bình thường trong cuộc sống.
Trong khi đó, nhóm 20% đầu tiên là những người giống Tổng thống Reagan, vẫn có thể giữ được sự lạc quan khi quên né một viên đạn. Đó là những người tích cực.
Những người có tư duy tích cực, giống như thỏi nam châm, thu hút những điều tốt đẹp với những biểu hiện sau:
- Khi nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề luôn luôn thấy cái hay, cái đẹp, cái tốt;
- Có thể nhìn thấy điều tốt trong những sự việc không may;
- Và luôn hành động để làm mọi sự trở nên tốt đẹp và tử tế hơn.
Ví dụ như có anh chồng tuy trầm tính, ít nói nhưng rất tốt bụng và hay giúp đỡ mọi người. Trầm tính là thế nhưng làm việc gì cũng cẩn thận và chu đáo từng chi tiết. Nhờ thế, tuy không hoạt ngôn, khéo ăn khéo nói nhưng anh ấy được mọi người rất tin tưởng và yêu mến.
Hoặc như ta vừa mua chiếc xe mới, không may bị va quẹt khiến chiếc xe bị sứt mẻ một phần. Người bi quan sẽ khóc lóc vì những vết trầy xước không đáng có. Người lạc quan sẽ xem như “của đi thay người”, bản thân an toàn là điều tuyệt vời nhất, những thứ vật chất khác có thể tìm kiếm sau.
Tích cực và tiêu cực - Lạc quan hay bi quan? Thực ra đó chỉ là cách phân chia cho thuận tiện dễ nhớ. Bản thân mỗi người đều tồn tại cả hai thái độ đó, và tần suất dao động giữa hai thái cực trên không phải là hiếm. Quan trọng là khuynh hướng nào mạnh hơn mà thôi.
Một nửa ly nước đang đầy hay đang vơi?
Khuynh hướng nào chiếm ưu thế hơn không phải ngẫu nhiên hay do bản tính trời sinh. Chúng ta từ thuở lọt lòng vốn giống nhau, nhưng do cách rèn luyện và môi trường sống mà có thiên hướng phát triển thái độ sống khác nhau.
Luyện tập thái độ tích cực bắt đầu từ đâu? Trước nhất là suy nghĩ. Phải tin bản thân sẽ tốt hơn khi nhìn đời với đôi mắt tích cực. Thấy tính cách tuyệt vời trong một thân hình quá khổ, thấy vị ngọt tình yêu trong món cá kho cháy xém của người vợ, để dù trời nắng khô giòn hay những ngày mưa ẩm ương, dù thấy đôi mắt dịu dành của tình nhân hay ánh nhìn nảy lửa của địch thủ, thì đều giữ phong thái điềm tĩnh, lạc quan.
Không cần ép mình khổ công luyện tập theo lý thuyết 10.000 giờ để đạt trình độ vĩ nhân. “Giang sơn thay đổi, bản tính khó dời”, tâm tính không thể thay đổi ngày một ngày hai. Mỗi ngày chỉ cần tập từng bước rất nhỏ, hôm nay khá hơn hôm qua một chút. Tích lũy vài tháng, vài năm, kiên nhẫn theo thời gian thì kết quả sẽ hiện ra trông thấy.
Thế nhưng...
Tích cực hay tiêu cực vốn chỉ là hai thái độ sống. Không ai có thể ép người khác sống theo cách nào, bởi đó là sở thích và lựa chọn của mỗi người. Thi sĩ Nguyễn Bính đã từng khẳng định “Nắng mưa là bệnh của giời”. Nhưng mức độ như thế nào thì còn tùy vào người bắt bệnh.
Nếu trời nắng chói chang, than thở khí hậu quá nóng nảy. Nếu mưa tầm tã, trách ông trời sao mãi ẩm ương. Còn trời không nắng không mây, ta lại quở ngày không đẹp. Thì lấy đâu một ngày ta có thể hài lòng, thảnh thơi trong tuần? Ngược lại, ta có thể nhìn thấy ông trời thật tài tình, biến hóa khôn lường như thử thách dân gian, không bao giờ gây nhàm chán với người đón nhận.
Nhìn cách nào. Cũng chỉ là vấn đề lựa chọn.
Nếu trời nắng chói chang, than thở khí hậu quá nóng nảy. Nếu mưa tầm tã, trách ông trời sao mãi ẩm ương. Còn trời không nắng không mây, ta lại quở ngày không đẹp. Thì lấy đâu một ngày ta có thể hài lòng, thảnh thơi trong tuần? Ngược lại, ta có thể nhìn thấy ông trời thật tài tình, biến hóa khôn lường như thử thách dân gian, không bao giờ gây nhàm chán với người đón nhận.
Nhìn cách nào. Cũng chỉ là vấn đề lựa chọn.
Một nửa ly nước đang đầy hay đang vơi?
Tư duy tích cực có đồng nghĩa với nhìn đời quá màu hồng?
Có ý kiến cho rằng: Những người tích cực, lạc quan tuy tốt đẹp nhưng thường vô lo, vô tư, hồn nhiên, không có tư duy phê phán hoặc phản biện?
Đúng nhưng chưa đủ.
Tích cực là một thái độ sống.
Tư duy phê phán hay tư duy phản biện là một cách suy nghĩ về vấn đề.
Ta có thể phê phán, phản biện sự việc với thái độ tích cực, hoặc tiêu cực.
Chẳng hạn như đánh giá về môi trường làm việc ở công ty, ta có thể dùng tư duy phê phán để mổ xẻ những vấn đề tồn đọng trong công ty như quy định giờ giấc không hợp lý, các chế độ phúc lợi chưa đầy đủ theo quy định, máy móc kỹ thuật không đủ đáp ứng yêu cầu làm việc cao….
Người tiêu cực nhìn vào đó và thấy môi trường làm việc thật kém chuyên nghiệp, đây không phải nơi dành cho mình. Ngược lại, cũng là những yếu tố ấy, người tích cực cho rằng đây là dấu hiệu để công ty có những cải tiến và thay đổi tốt hơn. Người lạc quan nhìn vào những điều tốt đẹp khác mà công ty đang cố gắng dành cho nhân viên như chất lượng bữa ăn, mức lương thưởng theo sự cống hiến, sự tận tâm của đội ngũ quản lý… để tìm động lực thay đổi bản thân và đóng góp cho tập thể.
Như vậy, thái độ sống tích cực và tư duy phản biện không mâu thuẫn mà còn bổ trợ nhau. Người nào có cả hai điều đó, thật đáng quý.
Cho nên, một nửa ly nước vẫn chỉ là một nửa ly nước. Nửa đầy hay vơi, là do cách chúng ta lựa chọn góc nhìn.
Đúng nhưng chưa đủ.
Tích cực là một thái độ sống.
Tư duy phê phán hay tư duy phản biện là một cách suy nghĩ về vấn đề.
Ta có thể phê phán, phản biện sự việc với thái độ tích cực, hoặc tiêu cực.
Chẳng hạn như đánh giá về môi trường làm việc ở công ty, ta có thể dùng tư duy phê phán để mổ xẻ những vấn đề tồn đọng trong công ty như quy định giờ giấc không hợp lý, các chế độ phúc lợi chưa đầy đủ theo quy định, máy móc kỹ thuật không đủ đáp ứng yêu cầu làm việc cao….
Người tiêu cực nhìn vào đó và thấy môi trường làm việc thật kém chuyên nghiệp, đây không phải nơi dành cho mình. Ngược lại, cũng là những yếu tố ấy, người tích cực cho rằng đây là dấu hiệu để công ty có những cải tiến và thay đổi tốt hơn. Người lạc quan nhìn vào những điều tốt đẹp khác mà công ty đang cố gắng dành cho nhân viên như chất lượng bữa ăn, mức lương thưởng theo sự cống hiến, sự tận tâm của đội ngũ quản lý… để tìm động lực thay đổi bản thân và đóng góp cho tập thể.
Như vậy, thái độ sống tích cực và tư duy phản biện không mâu thuẫn mà còn bổ trợ nhau. Người nào có cả hai điều đó, thật đáng quý.
Cho nên, một nửa ly nước vẫn chỉ là một nửa ly nước. Nửa đầy hay vơi, là do cách chúng ta lựa chọn góc nhìn.
Cuộc sống giống như một ly nước.
Ly nước luôn có một nửa và đời ta thì không hoàn hảo.
Một nửa ly nước đầy hay vơi là do cách nhìn nhận của mỗi người.
Nhìn ly nước nửa vơi, ta tập trung vào những thứ mình không có và khó cảm thấy hạnh phúc.
Nhìn ly nước nửa đầy, ta trân trọng những gì mình đang có và tự nhiên, hạnh phúc sẽ đến với ta.
Xem thêm các bài viết khác của bao bì Khang Thành tại đây