Siêu bão Yagi: Nhiều hoạt động tạm dừng, doanh nghiệp chạy đua ứng phó
Siêu bão Yagi: Nhiều hoạt động tạm dừng, doanh nghiệp chạy đua ứng phó
Siêu bão Yagi đang đổ bộ vào Việt Nam với cường độ mạnh cấp 16 (184 - 201km/h), giật trên cấp 17. Nhiều doanh nghiệp, nhà máy sản xuất,... đang khẩn trương ứng phó trước siêu bão lớn thứ 3 trong năm nay.
Nguy cơ trước siêu bão Yagi
Ngành hàng không - Tạm đóng cửa một số sân bay
Bốn sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn, và Thọ Xuân đã tạm đóng cửa trong ngày 7/9. Quyết định này được Cục Hàng không Việt Nam đưa ra, nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động hàng không dân dụng trong vùng chịu ảnh hưởng của siêu bão.
Các hãng hàng không cũng chủ động thông báo đến hành khách về tình hình này và sẽ điều chỉnh kế hoạch khai thác sau khi bão tan. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đang tập trung nguồn lực để dự báo chính xác tình hình khí tượng, đồng thời các cảng hàng không và công ty quản lý bay địa phương cũng nỗ lực phòng chống thiệt hại do bão gây ra.
Các hãng hàng không cũng chủ động thông báo đến hành khách về tình hình này và sẽ điều chỉnh kế hoạch khai thác sau khi bão tan. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đang tập trung nguồn lực để dự báo chính xác tình hình khí tượng, đồng thời các cảng hàng không và công ty quản lý bay địa phương cũng nỗ lực phòng chống thiệt hại do bão gây ra.
Sân bay Nội Bài sẽ tạm đóng cửa nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động hàng không
Ngành giao thông vận tải - Thực hiện Bốn tại chỗ
Nhằm bảo đảm an toàn cho tàu thuyền và cơ sở hạ tầng, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các đơn vị theo dõi sát sao diễn biến của bão và kết hợp thực hiện phương châm "Bốn tại chỗ":
- Chỉ huy tại chỗ
- Lực lượng tại chỗ
- Phương tiện, vật tư tại chỗ
- Hậu cần tại chỗ.
Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo các cảng vụ hàng hải tiếp tục rà soát, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn hoạt động trên biển không đi vào khu vực nguy hiểm
Ngành nông nghiệp - Chuẩn bị khẩn cấp
Để giảm thiệt hại cho ngành nông nghiệp, Cục Thủy lợi và Cục Trồng trọt đã nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó, bao gồm điều tiết nước tại các hồ chứa và thu hoạch lúa và rau màu sớm. Nhiều hồ chứa đã vận hành xả tràn để chủ động đón lũ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi. Nhằm giảm thiểu thiệt hại do siêu bão gây ra, các biện pháp ứng phó cũng được triển khai cho cây ăn quả và tàu thuyền trên biển.
Khẩn cấp chuẩn bị nhằm giảm thiểu rủi ro trước khi bão đổ bộ
Doanh nghiệp, nhà máy - Tập trung nguồn lực ứng phó siêu bão Yagi
Hiện tại, các nhà máy, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã triển khai các biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại từ siêu bão Yagi.
Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) đã nhanh chóng tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị và triển khai phương án “Bốn tại chỗ” để đối phó với bão. Các đơn vị trực thuộc tiến hành kiểm tra lưới điện, xử lý các điểm có nguy cơ sạt lở, phát quang hành lang tuyến điện nhằm đảm bảo an toàn cho đường dây và trạm biến áp. PTC1 cũng tập trung nguồn lực để cấp điện nhanh chóng trong trường hợp xảy ra sự cố, đảm bảo tính mạng và tài sản cho người dân.
Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) đã nhanh chóng tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị và triển khai phương án “Bốn tại chỗ” để đối phó với bão. Các đơn vị trực thuộc tiến hành kiểm tra lưới điện, xử lý các điểm có nguy cơ sạt lở, phát quang hành lang tuyến điện nhằm đảm bảo an toàn cho đường dây và trạm biến áp. PTC1 cũng tập trung nguồn lực để cấp điện nhanh chóng trong trường hợp xảy ra sự cố, đảm bảo tính mạng và tài sản cho người dân.
Thực hiện các phương án chống sạt lở, rà soát và gia cố nhà kho, xưởng
Trong khi đó, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã yêu cầu các Công ty Điện lực địa phương tiến hành kiểm tra định kỳ, củng cố cột điện, trạm biến áp và chuẩn bị sẵn vật tư dự phòng nhằm khắc phục nhanh chóng các thiệt hại. Các đoàn công tác của EVNNPC đã đến các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình để trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra công tác phòng chống bão, đảm bảo việc cấp điện cho các phụ tải quan trọng.
Một trong những hoạt động phòng chống bão số 3
Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã thực hiện các biện pháp phòng chống bão tại các cơ sở và công trình khí, đặc biệt chú trọng những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão như Hải Phòng. Các biện pháp bao gồm kiểm tra và bảo vệ thiết bị, sơ tán nhân sự, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình khí. PV GAS cũng phối hợp với các đối tác và nhà thầu để sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
Các đơn vị PV GAS, đặc biệt là Chi nhánh khí Hải Phòng có những vị trí có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão, đã triển khai khẩn trương các phương án phòng, chống thiên tai
Bên cạnh đó, một số công ty, doanh nghiệp đã cho phép nhân viên làm việc từ xa trong ngày bão đổ bộ để đảm bảo an toàn cho người lao động. Các doanh nghiệp này linh động tạo điều kiện cho nhân viên làm việc online, nhận được sự ủng hộ từ người lao động nhờ vào sự quan tâm đến sức khỏe và an toàn.
Siêu bão Yagi ảnh hưởng đến sự kiện quốc tế
Siêu bão Yagi đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, sản xuất. Ví dụ Asia Fruit Logistica (Hong Kong) - Một trong những hội chợ thương mại quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực trái cây, nông sản - đã phải điều chỉnh thời gian hoạt động, mở cửa sớm hơn để đảm bảo an toàn cho các nhà triển lãm và người tham quan.
Tuy nhiên, do bão được dự báo sẽ đổ bộ vào buổi tối, nhiều đơn vị đã quyết định kết thúc sự kiện sớm để giảm thiểu rủi ro. Nếu tình hình thời tiết xấu đi, sự kiện có thể phải tạm dừng hoặc điều chỉnh thêm.
Tuy nhiên, do bão được dự báo sẽ đổ bộ vào buổi tối, nhiều đơn vị đã quyết định kết thúc sự kiện sớm để giảm thiểu rủi ro. Nếu tình hình thời tiết xấu đi, sự kiện có thể phải tạm dừng hoặc điều chỉnh thêm.
Siêu bão Yagin có thể kiến sự kiện Asia Fruit Logistica kết thúc sớm hơn dự kiến
Xem thêm nhiều tin tức, hoạt động được Khang Thành cập nhật tại đây