Vì sao ông Trump ủng hộ sử dụng ống hút nhựa thay ống hút giấy?
Vì sao ông Trump ủng hộ sử dụng ống hút nhựa thay ống hút giấy?
Ngày 10/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh ngừng mua ống hút giấy ở các cơ quan liên bang, quay lại sử dụng ống hút nhựa. Ông cho rằng ống hút giấy “không hiệu quả” và “vỡ nát khi ngấm nước,” điều này đã gây tranh cãi lớn.
Ông Trump lâu nay phản đối chiến dịch tẩy chay ống hút nhựa, đội ngũ tranh cử của ông còn bán ống hút nhựa tái sử dụng trên website chính thức năm 2020.
Để hiểu vấn đề này, chúng ta cần xem xét ưu nhược điểm của ống hút nhựa và giấy. Ống hút nhựa được sản xuất từ dầu mỏ, chi phí thấp, bền và có thể tái chế. Tuy nhiên, nhựa mất hàng trăm năm để phân hủy, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong khi đó, ống hút giấy phân hủy sinh học trong 6 - 24 tuần nhưng sản xuất lại tiêu tốn nhiều tài nguyên, khí nhà kính thải ra có thể cao hơn từ 25% đến 100% so với nhựa.
Trên thế giới, ống hút nhựa chiếm chỉ 0,02% trong 8 triệu tấn chất thải nhựa đổ vào đại dương mỗi năm (National Geographic, 2018). Nếu chỉ thay ống hút mà không cải thiện toàn bộ chuỗi sản xuất và tiêu dùng nhựa thì điều này như "muối bỏ bể", vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Tương tự ở Việt Nam, mỗi năm thải 3,1 triệu tấn chất thải nhựa, trong đó 310.000 tấn rò rỉ vào sông biển. Việc chỉ thay ống hút sẽ không đủ giải quyết vấn đề lớn hơn.
Để thực sự bảo vệ môi trường, điều thiết yếu là cần tập trung phân loại và tái chế rác thải. Một số quốc gia đã và đang làm điều này rất tốt, ví dụ ở Phần Lan, người tiêu dùng đặt cọc khi mua chai nhựa và nhận lại tiền khi trả chai, tạo thói quen tái chế hiệu quả. Tái chế một tấn nhựa tiết kiệm 5.774 kWh năng lượng và 16,3 thùng dầu (Plastic For Change).
Đức cũng là quốc gia có công tác tái chế nhựa hiệu quả, người dân cũng mang vỏ chai đến cửa hàng để đổi tiền. Hệ thống này đơn giản và không cần hô hào, giúp giảm rác nhựa và tạo vòng tuần hoàn bền vững.
Việt Nam cần xây dựng hệ thống thu gom và tái chế nhựa mạnh mẽ và bền vững, nơi mọi người tham gia vào quá trình tái chế như một thói quen. Nếu làm được, chúng ta có thể tiến gần hơn đến nền kinh tế tuần hoàn thực thụ.
Ông Trump lâu nay phản đối chiến dịch tẩy chay ống hút nhựa, đội ngũ tranh cử của ông còn bán ống hút nhựa tái sử dụng trên website chính thức năm 2020.
Để hiểu vấn đề này, chúng ta cần xem xét ưu nhược điểm của ống hút nhựa và giấy. Ống hút nhựa được sản xuất từ dầu mỏ, chi phí thấp, bền và có thể tái chế. Tuy nhiên, nhựa mất hàng trăm năm để phân hủy, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong khi đó, ống hút giấy phân hủy sinh học trong 6 - 24 tuần nhưng sản xuất lại tiêu tốn nhiều tài nguyên, khí nhà kính thải ra có thể cao hơn từ 25% đến 100% so với nhựa.

Trên thế giới, ống hút nhựa chiếm chỉ 0,02% trong 8 triệu tấn chất thải nhựa đổ vào đại dương mỗi năm (National Geographic, 2018). Nếu chỉ thay ống hút mà không cải thiện toàn bộ chuỗi sản xuất và tiêu dùng nhựa thì điều này như "muối bỏ bể", vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Tương tự ở Việt Nam, mỗi năm thải 3,1 triệu tấn chất thải nhựa, trong đó 310.000 tấn rò rỉ vào sông biển. Việc chỉ thay ống hút sẽ không đủ giải quyết vấn đề lớn hơn.

Để thực sự bảo vệ môi trường, điều thiết yếu là cần tập trung phân loại và tái chế rác thải. Một số quốc gia đã và đang làm điều này rất tốt, ví dụ ở Phần Lan, người tiêu dùng đặt cọc khi mua chai nhựa và nhận lại tiền khi trả chai, tạo thói quen tái chế hiệu quả. Tái chế một tấn nhựa tiết kiệm 5.774 kWh năng lượng và 16,3 thùng dầu (Plastic For Change).
Đức cũng là quốc gia có công tác tái chế nhựa hiệu quả, người dân cũng mang vỏ chai đến cửa hàng để đổi tiền. Hệ thống này đơn giản và không cần hô hào, giúp giảm rác nhựa và tạo vòng tuần hoàn bền vững.
Việt Nam cần xây dựng hệ thống thu gom và tái chế nhựa mạnh mẽ và bền vững, nơi mọi người tham gia vào quá trình tái chế như một thói quen. Nếu làm được, chúng ta có thể tiến gần hơn đến nền kinh tế tuần hoàn thực thụ.